Khả năng sáng tác ấn tượng tạo nên tác phẩm với muôn vàn xúc cảm.
66
Morrissey, thủ lĩnh của ban nhạc The Smiths, vẫn luôn ấp ủ giấc mơ trở thành một tượng đài trong làng nhạc pop (với tầm ảnh hưởng sánh ngang Oscar Wilde trong giới văn chương). Thế nhưng, phải đến album thứ ba của ban nhạc mang tên The Queen Is Dead, nam nghệ sĩ mới thực sự đến gần hơn với danh hiệu này. Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất giọng da diết, u sầu của Morrissey và tiếng guitar réo rắt của Johnny Marr đã tạo nên một “công thức vàng” cho dòng nhạc indie rock, khiến các bài hát buồn bã, chán chường trở nên hấp dẫn đến kỳ lạ.
Cho đến hiện tại, The Queen Is Dead vẫn luôn là album kịch tính nhất (hay thậm chí là bi kịch nhất) của The Smiths. Nó bộc lộ toàn bộ nỗi niềm của Morrisey, từ sự lo âu về danh tiếng (“Frankly, Mr. Shankly”), cảm giác cô đơn đến tột cùng (“Never Had No One Ever”), hay thậm chí là đánh mất niềm tin nơi bản thân (“Bigmouth Strikes Again”, “The Boy With the Thorn in His Side”). Nam nghệ sĩ còn cảm nhận được nỗi đau khôn xiết của Joan of Arc, nữ chiến binh người Pháp với số phận bất hạnh.
Tuy nhiên, điều khiến album này trở nên đặc biệt chính là cách Morrissey đùa cợt với chính mình. Điều này thể hiện rõ nhất qua câu hát nằm trong ca khúc lãng mạn “There Is a Light That Never Goes Out”: “If a double-decker bus crashes into us/To die by your side is such a heavenly way to die (Tạm dịch: Nếu một chiếc xe buýt hai tầng tông thẳng vào đôi ta/Thì với anh, việc được chết bên em là một ân huệ tuyệt vời)”. Quả thực, chưa từng có ban nhạc nào cởi mở chia sẻ tâm tư và trò chuyện với khán giả một cách chân thành, dí dỏm như cách mà The Smiths đã làm.
“Dù bạn có tin hay không, thì The Smiths đã được truyền cảm hứng rất nhiều bởi các nhóm nữ chơi nhạc electro.”