Album punk đột phá kết nối các âm hưởng truyền thống và hiện đại.
83
Mặt dù được truyền cảm hứng bởi các tượng đài như Bob Dylan, Mick Jagger hay âm hưởng pop của thập niên 60, nhưng Patti Smith vẫn luôn đề cao tinh thần phá cách. Thông qua giai điệu jazz đậm chất thơ, nữ nghệ sĩ không chỉ gợi nhắc về các ngòi bút vĩ đại như Rimbaud hay Kerouac, mà còn tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến làng nhạc punk cũng như bối cảnh nghệ thuật ở New York lúc bấy giờ. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là album đầu tay Horses phát hành năm 1975, được sản xuất bởi John Cale của nhóm The Velvet Underground.
Chìa khóa tạo nên thành công của album này chính là sự pha trộn hoàn hảo giữa âm hưởng rock truyền thống và phong cách âm nhạc hoàn toàn mới mẻ. Khi tái hiện ca khúc “Gloria” của ban nhạc Them, Patti đã ngợi ca tinh thần nổi loạn của phong cách rock thông qua câu hát “Jesus died for somebody’s sins, but not mine” (tạm dịch: Chúa Giê-su đã hy sinh vì tội lỗi của ai đó, mà không phải là tôi). Các cung bậc cảm xúc trong album được biến đổi liên tục. Nếu như “Land” gợi lên cảm giác ma mị về chủ đề tận thế, thì ngay sau đó, bài hát mang âm hưởng thập niên 60 “Land of 1000 Dances” lại đề cao sức mạnh thiêng liêng của việc giải phóng cơ thể. Hoặc ở ca khúc doo-wop nhẹ nhàng, Patti lại khắc họa các rung cảm không thể biểu đạt bằng ngôn từ.
“Chính kiểu định dạng dài cùng lối trình diễn vừa hát vừa nói kết hợp với ban nhạc live đã tạo nên bước ngoặt giúp phá vỡ mọi khuôn khổ.”